Trạng gặp người Tiên - Truyện cổ tích dân gian hay nhất việt nam

Trạng gặp người Tiên - Truyện cổ tích dân gian hay nhất việt nam

  • 05:56 19/04/2020
  • Xếp hạng 4.6/5 với 16 phiếu bầu

Trạng gặp người Tiên

Bùi tướng Công mừng rỡ sai đặt tiệc ở Thủy Ðình trên hồ Bán Nguyệt ăn mừng và đưa một mâm vàng cho Trạng để làm tiền lộ phí. Khi từ biệt, Phấn tiểu thư đưa cho chàng một phong thư. Ði được một quãng đường dở đọc thì là một bài thơ tứ tuyệt:

Bán nguyệt chi trung tương hội sứ,
Uyên ương đình nội bá bôi thi.
Nguyên quãn kiên sấn thanh vân lộ,
Tảo tháp hồi lai đan quế nhi.

Tạm dịch là:

Gặp nhau bán nguyệt hồ này,
Uyên ương đình nọ cùng nhau tạc thù.
Mong chàng sớm chảy đường cũ,
Bẻ cành đan quế cho phụ tấm lòng.

Xem thơ xong, hả quá, Trạng quên mất cả đường đi, rồi lạc vào một cái miếu hoang ở giữa đồng. Trong miếu có một ông cụ đầu râu tóc bạc đang ngồi uống nước. Trạng mon men lại gần cụ, ông cụ hỏi:


– Trẩy kinh sao lại vơ vẩn vào đây ?

Trạng thưa là bị lạc đường. Ông cụ cầm cái gậy chọc vào bụng Trạng một cái và bảo:

– Muốn trảy kinh, hãy ngồi xuống bóp chân tay cho lão một lát, lão sẽ chỉ đường cho.

Trạng chịu liền. Bóp chân tay xong, Trạng hỏi:

– Bẩm cụ, thế bây giờ cụ đã bằng lòng chỉ cho cháu đường vào kinh chưa.

Ông lão cười khà khà.

– Ðâu có dễ dàng thế được. Lão hỏi thực,thầy trẩy kinh làm gì ?

– Bẩm, để thi lấy Trạng nguyên.

– Tốt lắm. Nhưng muốn đỗ Trạng nguyên, phải nghe lời lão.

– Thưa cụ, dạy làm sao ?

– Thầy phải cõng lão vào tại kinh thì thầy đỗ Trạng.

Trạng lại chịu liền. Cõng ông lão một lát. Trạng nghe thấy ông lão hỏi:Nguồn truyện tại truyencotich.fun

– Thầy vào kinh đỗ Trạng làm gì ? Sao không ở luôn Uyên Ương Ðình làm con rể Bùi tướng Công có hơn không ?

Trạng giật nảy mình, quay lại hỏi:

– Sao, sao cụ biết. Cụ là thần phải không ?

Ông cụ đáp.

– Ta chẳng phải là thần mà cũng chẳng phải là ma. Ta chỉ là một người đối với thầy có tiền duyên túc hải. Mai sau, ta còn có phen hậu hội. Nhưng ta bảo cho thầy biết thầy sẽ còn lận đận năm năm nữa, và hai năm nữa mới chiêm được Trạng nguyên. Năm nay muốn đậu cũng chưa được vì kỳ thi hoãn.

Nhưng thầy nhớ lấy điều này: tháng giêng năm tới thầy nhớ ra ngồi ở thành phía Ðông thấy ai gieo mình từ trên xuống thì chạy lại cứu lấy và cõng chạy ngay đi, không cần hỏi han gì cả.

Nay lão hãy tạm dạy cho thày phép bói toán để làm kế sinh nhai và cũng là để tiện bề giao kết bè bạn, hầu rộng đường thi thố sau này với đất nước.

Mừng quá. Trạng chấp tay lạy cụ già và tôn làm thầy. Ông cụ dạy cho Trạng đủ các cách tiên tri bói toán. Dạy đến đâu Trạng nhớ đến đó. Thì ra từ lúc ông lão cầm cái gậy chọc và bụng Trạng, Trạng từ một người ngu dốt tối tăm đã hóa ra một người thông minh, học một biết mười.

Thấy Trạng đã giỏi, ông lão mới chống gậy đi vào rừng mất tích.

>>>Xem thêm truyện cổ tích đặc sắc tại "Truyện Cổ Tích Dân Gian Việt Nam Đặc Sắc".
 

 
Cùng chuyên mục
Thâm tinh huyền lý - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Thâm tinh huyền lý - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Lại một lần khác, đi đến một ngôi chùa kia, cả ba rủ nhau vào vãn cảnh. Nhà sư t...

Dốt chữ … thành thần - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Dốt chữ … thành thần - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Hôm sau, ba người đi đến một làng kia, xin vào trọ đêm. Qua cổng thấy đề ba chữ...

Thiên tích thong manh - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Thiên tích thong manh - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Năm Chung Nhi lên sáu tuổi, ông Lương cho theo học thầy đồ ở làng bên.-Chung Nhi...

Quýt làm Cam chịu - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Quýt làm Cam chịu - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Một hôm trong cung, công chúa mất đôi vòng ngọc rất quí mang từ bên Tàu về. Nghe...

Đấu trí với sứ Tàu - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Đấu trí với sứ Tàu - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Năm ấy vua Tàu sai sứ sang nước ta để phong vương cho vua Thánh Tông. Nhưng vua...

Cầm đầu sứ bộ sang Tàu - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Cầm đầu sứ bộ sang Tàu - Kho tàng truyện cổ tích dân gian việt nam

Về phần ta thì cứ ba năm lại phải cử người đi sứ một lần, Nhà vua cử Trạng đi. T...