Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Phân tích bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

  • 05:55 19/04/2020
  • Xếp hạng 4.7/5 với 1 phiếu bầu

Lời bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn tuy rất giản dị nhưng lại mang ý nghĩa thật to lớn, bài ca dao ca ngợi công lao trời biển của cha mẹ và nhắc nhở đạo làm con phải biết lấy chữ hiếu làm đầu.

Ý nghĩa sâu sắc của bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn

Mỗi con người chúng ta được sinh ra, trưởng thành và thành đạt trên cuộc đời này đều là do công ơn sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ. Công ơn trời biển này to lớn biết nhường nào kể sao cho hết. Và từ xa xưa ông cha ta thể hiện công lao to lớn ấy qua bài thơ Công cha như núi Thái Sơn.

Mở đầu bài ca dao chính là hai hình ảnh so sáng rất đặc sắc và vô cùng ý nghĩa:

Công cha như núi Thái Sơn

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.


Hình ảnh thật giản dị và gần gũi nhưng nó rất đúng với công lao của cha. Núi Thái Sơn là một ngọn núi to lớn sừng sững và vững chãi. Đó chính là những cảm nhận của chúng ta khi nhắc đến người cha của mình. Tác giả đã so sánh hình ảnh về người cha với sự to lớn vĩ đại của ngọn núi tự nhiên kia. Thực sự đúng là như vậy bởi vì người cha lúc nào cũng là trụ cột chính trong một gia đình, những công việc nặng nhọc khó khăn đều do người cha gánh vác hết. Vì thế những người thiếu vắng cha từ nhỏ không được sống trong vòng tay của cha, không được cha bảo vệ là một điều bất hạnh trong cuộc đời này.

Khi đã nhắc đến công cha thì bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn không thể không nhắc đến nghĩa mẹ. Nếu cha là người mạnh mẽ gánh vác hết những nặng nhọc, mặc dù rất yêu thương con nhưng sẽ không thể hiện qua bề ngoài thì mẹ chính là người có sự yêu thương con cái luôn bộc bạch hết ra bên ngoài bằng lời nói và cảm xúc của mình. Tình yêu thương của mẹ được ví như nước trong nguồn bởi vì nó như biển hồ lai láng không bao giờ cạn, cũng không thể nào cân đo đong đếm hết được.

Cha mẹ luôn là những người đi phía sau dõi theo từng bước chân của con. Khi chúng ta còn bé thì những bước đi đầu đời đều do cha mẹ dìu dắt từng bước đi chập chững không vững ấy, nếu chúng ta vấp ngã thì cha mẹ lại đỡ và ôm ta vào lòng an ủi. Không chỉ khi là một bé, khi ta trưởng thành thì cha mẹ vẫn luôn dõi theo ta, nếu gặp thất bại trong cuộc sống hay trong công việc ta vẫn có thể về nhà vì vòng tay của cha mẹ lúc nào cũng rộng mở chào đón chúng ta, làm chỗ dựa vững chắc giúp ta đứng dậy sau những khó khăn.

Không chỉ nuôi dưỡng, cho chúng ta cái ăn, cho chúng ta cái mặc, cha mẹ còn dạy dỗ chúng ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế bằng những kinh nghiệm cha mẹ đã trải qua trong cuộc đời. Qua đó thì từ trong đáy lòng của mỗi người đều phải hiểu được công lao sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ lớn lao và khó khăn như thế nào. Ông cha ta đã đưa ra lời khuyên cho những phận làm con:

Một lòng thờ mẹ kính cha

Cho tròn chứ hiếu mới là đạo con.

Bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn nêu lên một quy luật của cuộc sống này không thể thay đổi được. Đạo làm con chịu công lao sinh thành nuôi dưỡng của cha mẹ thì cần phải làm tròn chữ hiếu, đền đáp công ơn cho cha mẹ mình. Đến khi đã trưởng thành rồi chúng ta phải đền đáp công ơn đó, tuy là không thể đền đáp lại hết những gì cha mẹ đã dành cho ta, nhưng đến khi ta đã trưởng thành thì cũng đồng nghĩa với việc cha mẹ đã già đi. Khi cha mẹ đã già thì cần sự yêu thương, quan tâm chăm sóc của con cái nhiều hơn bao giờ hết.

Nguồn truyện tại truyencotich.fun

Công lao của cha mẹ không bao giờ đếm được

Gia đình luôn là nơi chào đón ta trở về nhà sau những bộn bề của cuộc sống dù đi bất cứ nơi đâu thì gia đình vẫn luôn chào đón ta. Gia đình là nơi chứa đựng những thứ tình cảm thiêng liêng mà chẳng nơi nào có được. Dù đi đâu đi chẳng nữa thì chúng ta không được quên công ơn to lớn ấy. Tình cảm cha mẹ dành cho những đứa con của mình thiêng liêng biết bao. Công cha, nghĩa mẹ vô bờ bến, con suốt đời không thể trả hết. Chúng ta phải luôn luôn nhớ lời dậy của cha ông, phải biết thờ mẹ kính cha, phải giữ cho tròn phận sự của kẻ làm con, phải làm tròn chữ hiếu của bản thân mình.

Người làm con cần phải làm gì cho cha mẹ của mình?

Cha mẹ luôn là những người hy sinh vì con cái. Họ có thể làm tất cả vì con của mình thậm chí là việc nuông chiều luôn những thói hư tật xấu của con. Cha mẹ luôn muốn làm những điều tốt nhất cho con cái, có những người cha mẹ nuông chiều con quá mức đến quên cả nhiệm vụ chỉ ra cho xong thấy được công sức lao động và sự hy sinh lớn lao ấy khó khăn đến nhường nào.

Chính vì vậy, làm cho các bạn trẻ quen với việc cha mẹ là phải hy sinh và con cái phải được thừa hưởng những quyền lợi đó. Và đối với một số người khi cha mẹ của họ không còn khả năng để đáp ứng những gì họ cần nữa thì họ lại quay ra trách móc, đối xử tệ bạc với người đã sinh ra và nuôi nấng họ. Tình trạng con cái bỏ rơi cha mẹ bởi vì cha mẹ đã già nua và không còn khả năng kiếm ra tiền để nuông chiều con cái nữa đang xảy ra rất là nhiều.

Đó cũng chính là một tiếng còi báo động để những người làm con cần phải biết quý trọng, luôn yêu thương và chăm sóc cha mẹ của mình. Có như vậy mới bù đắp lại được công ơn sinh thành của cha mẹ đối với mỗi chúng ta.

Qua bài ca dao Công cha như núi Thái Sơn chúng ta phải luôn nhắc nhở bản thân phải cố gắng học tập, làm việc để trở thành một người có ích. Có như vậy mới có thể báo hiếu cho cha mẹ của mình.

>>> Đọc thêm nhiều bài viết hay, ý nghĩa hơn nữa tại Thư viện cuộc sống !!!

 
Cùng chuyên mục
Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé

Những câu chuyện cổ tích hay ý nghĩa về loài vật dành cho bé

Các phụ huynh nên thường xuyên kể những truyện cổ tích về loài vật cho các bé ng...

Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Giải thích ý nghĩa câu bao giờ cho đến tháng Mười

Câu Bao giờ cho đến tháng Mười bởi vì tháng Mười chứa đựng rất nhiều mong đợi về...

Sức hấp dẫn của truyện cổ tích đối với trẻ em là như thế nào?

Sức hấp dẫn của truyện cổ tích đối với trẻ em là như thế nào?

Các bậc cha mẹ nên kể cho các bé nghe nhiều câu chuyện hơn nữa bởi vì truyện cổ...

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Phân tích bài ca dao Bao giờ cho đến tháng ba

Bao giờ cho đến tháng ba là một bài ca dao hay miêu tả một bức tranh phong phú v...

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Giải thích thành ngữ Gần mực thì đen gần đèn thì sáng

Có thể nói rằng câu thành ngữ gần mực thì đen gần đèn thì sáng là một lời dạy bả...

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

Tổng hợp những câu ca dao tục ngữ về tình cảm gia đình

Tình cảm gia đình chính là tình cảm thiêng liêng nhất trong cuộc đời, những câu...