[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Tập đọc: Người ăn xin

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Tập đọc: Người ăn xin

  • 15:52 07/03/2022
  • Xếp hạng 4.2/5 với 17 phiếu bầu

I. CÁCH ĐỌC

Giọng đọc nhẹ nhàng, thương cảm, thể hiện được cảm xúc, tâm trạng của các nhân vật qua cử chỉ và lời nói: lời cậu bé giọng xót thương chân thành, lời ông lão xúc động trước tình cảm chân thực của cậu bé.

II. GỢI Ý TÌM HIỂU BÀI

1. Hình ảnh ông lão ăn xin đáng thương

Ông lão già lọm khọm, đôi mắt đỏ hoe, giàn giụa nước mắt, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi, hình dáng xấu xí, bàn tay sưng húp bẩn thỉu, giọng rên rỉ cầu xin.

2. Hành động và lời nói ân cần của cậu bé

Hành động: Lục tìm hết túi nọ đến túi kia, rất muốn cho ông lão một thứ gì đó nhưng trên người chẳng có tài sản gì đành phải nắm chặt lấy tay ông lão.

Lời nói: Xin ông lão đừng giận mình.


Hành động và lời nói đó chứng tỏ cậu bé rất chân thành, xót thương ông lão, muốn giúp đỡ ông.

3. Cậu bé không có gì cho ông lão, nhưng ông lão lại nói: “Như vậy là cháu đã cho lão rồi.” Em hiểu cậu bé đã cho ông lão cái gì? Cậu bé đã cho ông lão sự thông cảm và kính trọng qua hành động cố gắng lục tìm quà tặng và qua lời xin lỗi chân thực, qua cái nắm tay rất chặt của cậu.Nguồn truyện tại truyencotich.fun

4. Theo em, cậu bé đã nhận được ở ông lão ăn xin lòng biết ơn và nhất là sự đồng cảm: ông lão đã hiểu tấm lòng chân thành của cậu.

Nội dung: Ca ngợi cậu bé có tấm lòng nhân ái, biết đồng cảm, thương xót trước mảnh đời bất hạnh của ông lão ăn xin nghèo khổ.

Bài học tiếp theo:

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Soạn bài: Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật

 
Cùng chuyên mục
[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Kể chuyện: Kể chuyện đã nghe, đã đọc

Kể một câu chuyện mà em đã được nghe, được đọc về lòng nhân hậu. Học sinh có thể...

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Luyện từ và câu: Từ đơn và từ phức

Từ chỉ gồm một tiếng (từ đơn): nhờ, bạn, lại, có, chí, nhiều, năm, liền, Hanh, l...

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Chính tả: Nghe viết: Cháu nghe câu chuyện của bà - Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Chính tả: Nghe viết: Cháu nghe câu chuyện của bà - Phân biệt tr/ch, dấu hỏi/dấu ngã

Triển lãm - bảo - thử - vẽ cảnh - cảnh hoàng hôn - vẽ cảnh hoàng hôn - khẳng địn...

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Soạn bài: Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Soạn bài: Tập làm văn: Kể lại lời nói, ý nghĩa của nhân vật

Những câu ghi lại lời nói và ý nghĩ của cậu bé trong truyện Người ăn xin

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Nhân hậu - Đoàn kết

Chứa tiếng hiền, hiền dịu, hiền đức, hiền hậu, hiền hòa, hiền lành, hiền thảo, h...

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Soạn bài: Tập làm văn: Viết thư

[Tiếng Việt 4]: Tập 1: Tuần 3: Soạn bài: Soạn bài: Tập làm văn: Viết thư

Người ta viết thư để thăm hỏi, thông báo tin tức cần thiết cho nhau, trao đổi ý...