Sắm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất cần những gì ?

Sắm lễ cúng ông Công ông Táo đầy đủ nhất cần những gì ?

  • 16:35 02/08/2021
  • Xếp hạng 4.7/5 với 2 phiếu bầu

Sắm lễ và cúng ông Công, ông Táo ngày 23 tháng chạp Âm lịch hàng năm rất quan trọng với mỗi gia đình người Việt. Vậy cách sắm lễ cúng ông Công ông Táo đúng và đầy đủ nhất như nào?

Mâm cúng ông Công ông Táo

 Ở Việt Nam, từ xa xưa truyền lại rằng, vị Táo Quân quanh năm chỉ ở trong bếp, biết hết mọi chuyện trong nhà, cho nên để Vua Bếp “phù trợ” cho mình được nhiều điều may mắn trong năm mới, người ta thường làm lễ tiễn đưa ông Táo về chầu Trời rất trọng thể.

Lễ vật cúng Táo Quân gồm có:

– Mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Mũ dành cho các ông Táo thì có hai cánh chuồn, mũ Táo bà thì không có cánh chuồn. Những mũ này được trang sức với các gương nhỏ hình tròn lóng lánh và những giây kim tuyến màu sắc sặc sỡ. Để giản tiện, cũng có khi người ta chỉ cúng tượng trưng một cỗ mũ ông Công (có hai cánh chuồn) lại kèm theo một chiếc áo và một đôi hia bằng giấy.

– Những đồ “vàng mã” này (mũ, áo, hia và một số vàng thoi bằng giấy) sẽ được đốt đi sau lễ cúng ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp cùng với bài vị cũ. Sau đó người ta lập bài vị mới cho Táo Công.


Mâm cỗ mặn

– 1 đĩa gạo, 1 đĩa muối

– 5 lạng thịt vai luộc, 1 bát canh mọc

– 1 đĩa xào thập cẩm, 1 đĩa giò

– 1 con cá chép rán (hoặc cá chép sống)

– 1 đĩa xôi gấc, 1 đĩa chè kho

– 1 đĩa hoa quả, 1 ấm trà sen

– 3 chén rượu, 1 quả bưởiNguồn truyện tại truyencotich.fun

– 1 quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ

– 1 lọ hoa cúc

– 1 tập giấy tiền, vàng mã

Cách sắp cỗ cúng ông Công ông Táo
   Có bà nội trợ có thể thay thịt vai luộc bằng một con gà luộc ngậm hoa hồng hoặc chủ động thay đổi các món canh như canh măng, canh mọc, canh bóng… gà luộc ngậm hoa hồng hay ớt đỏ tỉa hoa và chuẩn bị những món hơi khác nhưng cũng vẫn giữ được tính truyền thống và bản sắc như: bánh chưng gấc, xôi vò, xôi chè, thịt đông, nem rán, cá kho riềng, trám hoặc thịt kho tàu, giò xào, giò nạc, món xào, canh măng, hành muối, gia vị mắm muối, trà, rượu, hoa , trầu cau..

   Thời nay các bà nội trợ bận rộn cũng không phải lo nghĩ nhiều và mất công làm tất cả các món ăn trên, đa số các món trong mâm cúng như: bánh chưng, giò, nem thì đã có bán sẵn, còn thịt đông, cá kho, hành muối làm từ trước hoặc thậm chí cũng có thể mua sẵn, đến đúng hôm đó thì chỉ cần luộc gà, nấu canh, làm món xào nóng là xong.

   Cúng ông Táo phải đặt trong bếp, khi cúng phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề, cả nhà quanh năm no ấm. Có người thì vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.

>>> Xem thêm bài văn khấn cúng ông Công ông Táo và các bài văn khấn cổ truyền Việt Nam đúng nhất, chuẩn nhất !

 
Cùng chuyên mục
Cách sắm lễ cúng thôi bé trai đầy đủ nhất, chuẩn nhất theo cổ truyền

Cách sắm lễ cúng thôi bé trai đầy đủ nhất, chuẩn nhất theo cổ truyền

Lễ cúng thôi nôi là nghi lễ được thực hiện cho bé yêu vừa tròn 12 tháng tuổi (tr...

Cách sắm lễ cúng thôi nôi bé gái đầy đủ nhất, chuẩn nhất

Cách sắm lễ cúng thôi nôi bé gái đầy đủ nhất, chuẩn nhất

Lễ cúng thôi nôi là nghi lễ được thực hiện cho bé yêu vừa tròn 12 tháng tuổi (tr...

Cách sắm lễ cúng sao Thổ Tú chuẩn nhất, đầy đủ nhất

Cách sắm lễ cúng sao Thổ Tú chuẩn nhất, đầy đủ nhất

Sao Thổ Tú hay Thổ Đức Chân Tinh Tinh Quân là một trong ngũ tinh quân, tên chính...

[CHUẨN] Văn khấn giao thừa Nhâm Dần 2022 trong nhà, ngoài trời

[CHUẨN] Văn khấn giao thừa Nhâm Dần 2022 trong nhà, ngoài trời

Văn khấn Giao thừa trong nhà năm Nhâm Dần 2022 là bài cúng được nhân dân ta sử d...

Bài cúng ông Công ông Táo [Chuẩn nhất] theo văn khấn cổ truyền Dân Tộc

Bài cúng ông Công ông Táo [Chuẩn nhất] theo văn khấn cổ truyền Dân Tộc

Vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, nhiều gia đình sửa soạn mâm cơm cúng tiễn đưa ô...

Văn khấn mùng 1 Tết 2022 Nhâm Dần đầy đủ và chính xác

Văn khấn mùng 1 Tết 2022 Nhâm Dần đầy đủ và chính xác

Sau lễ cúng đêm 30 hay còn gọi là lễ cũng giao thừa thì lễ cúng mùng 1 Tết được...