Lê Quý Đôn tự cho mình là người hay chữ nhất vùng Thái Bình. Một hôm làng có hội, một vị lão nho nhờ Lê Quý Đôn viết hộ vào dải lụa một vế đối. Lê Quý Đôn cầm bút chờ…
Ông cụ ung dung đọc: Tri, Lê Quý Đôn ngỡ ngàng và lúng túng không biết viết thế nào. Cụ lại nhắc lại Tri, Lê Quý Đôn vẫn cầm bút, vì trong chữ Hán có nhiều chữ Tri đồng âm dị nghĩa. Đọc đến lần thứ ba mà Lê Quý Đôn vẫn chưa viết được chữ Tri, lòng cảm thấy xấu hổ. Thấy vậy cụ nho liền cười và đọc cả câu:
Tri chi dĩ vi tri. Bất tri dĩ vi bất tri. Thị tri.
Nghĩa là: Biết thì nói là biết. Không biết thì nói là không biết. Như thế mới là biết.
Lê Quý Đôn liền hạ bút, đến quỳ lạy trước cụ già, tạ lỗi.Nguồn truyện tại truyencotich.fun
>>>Xem thêm truyện cổ tích đặc sắc tại "Truyện Cổ Tích Dân Gian Việt Nam Đặc Sắc".
Truyện kể về Tết Hàn Thực bắt nguồn từ một điển tích của Trung Quốc mà vẫn được...
Ngày xưa, có một anh chàng vô công rồi nghề, ngày ngày chỉ biết ăn bám vợ và kho...
Ngày xưa, ở trên thiên đình có cô con gái Ngọc Hoàng tên là Liễu Hạnh. Tính tình...
Ngày xưa, vào đời Nhà Lê, ở làng Phùng Xá, đất Sơn Tây có một thư sinh tên là Ph...
Ngày xưa vào đời vua Lê Thánh Tông, ở kinh thành Thăng Long có một tay đại bợm....
* Giáp Hải tự là Tiềm Phu, hiệu Tiết Trai, tục gọi là Trạng Kế. Ông quê làng Dĩn...